Chi tiết các cách xử lý nguyên liệu phế thải phổ biến hiện nay

Hiện nay, môi trường sống của con người và các loài động – thực vật đang bị đe doạ khá nghiêm trọng. Bên cạnh các loại rác thải sinh hoạt, thì khối lượng rác thải trong sản xuất (hay còn gọi là phế liệu) cũng đang rất báo động. Trong bài viết dưới đây, Phế Liệu 24h xin gửi đến bạn đọc thông tin về cách xử lý nguyên liệu phế thải phổ biến nhất hiện nay.

Tại sao phải xử lý nguyên liệu phế thải?

Môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề, rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Theo thống kê, tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải ở các khu đô thị mới đạt được 83%, trong khi đó, con số này ở nông thôn và các khu công nghiệp còn ở mức thấp hơn nữa. Điều này chứng minh một điều, rác thải nói chung đang là một áp lực lớn ở mọi nơi, kéo theo môi trường bị ô nhiễm nặng nề, huỷ hoại môi trường sống của nhiều loài động – thực vật và cả con người.

Lý do cần phải xử lý nguyên liệu phế thải

Nói riêng về nguyên liệu phế thải, nếu không được thu gom và xử lý kịp thời, khối lượng phế liệu đổ ra môi trường sẽ rất lớn, đặc biệt ở những khu công nghiệp. Ít ai biết rằng, những loại phế liệu tưởng chừng như bỏ đi này lại có thể tái chế thành những đồ dùng trong sinh hoạt khác. Đây là những lý do chung nhất giải thích cho việc tại sao cần phải xử lý nguyên liệu phế thải:

  • Giúp bảo vệ môi trường: Thu gom phế liệu về các cơ sở để tận dụng tái chế, hạn chế tình trạng phát sinh các bãi rác tự phát, vừa giảm diện tích sinh hoạt, vừa làm môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất bị ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng.
  • Giảm thiểu phát sinh khí CO2: Hiện tượng nóng lên toàn cầu là do một lượng lớn khí CO2 thải ra môi trường mỗi năm, nếu xử lý phế liệu đúng cách, đồng nghĩa với việc bạn đã góp phần nhỏ làm giảm khí CO2.
  • Giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Xử lý và tái chế phế liệu là đang bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, và nói theo một cách khác, bạn cũng đang bảo vệ cho môi trường.
  • Tiết kiệm chi phí sản xuất: Việc xử lý tái chế phế liệu sẽ giúp cho giá thành sản xuất rẻ hơn khá nhiều.

Các cách xử lý nguyên liệu phế thải hiện nay

Tại Việt Nam ta đang áp dụng 4 cách xử lý nguyên liệu phế thải phổ biến như sau:

Phương pháp thiêu đốt

Đây là phương pháp phổ biến nhất tại Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung, để xử lý các loại chất thải rắn độc hại của công nghiệp hay chất thải nguy hiểm của ngành y tế. Phương pháp thiêu đốt có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm bớt chất thải cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp. Hơn nữa, phần năng lượng thoát ra trong quá trình thiêu đốt có thể tận dụng cho các lò hơi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt.

Phương pháp thiêu đốt

Phương pháp thiêu đốt hiện đang được áp dụng nhiều nhất ở nước Nhật Bản, Hà Lan, Đan Mạch,… và các nước phát triển khác. Mặc dù so với các phương pháp xử lý khác, quá trình thiêu đốt rác thải này đòi hỏi chi phí xử lý cao hơn hẳn, tuy nhiên đối với các loại chất thải nguy hiểm thì đây là phương pháp tối ưu nhất.

Quá trình thiêu đốt này thường được diễn ra ở trong các lò đốt chuyên dụng, ở nhiệt độ cao từ 850 độ C cho đến 1100 độ C. Bản chất của phương pháp này là tiến hành phản ứng cháy, phản ứng oxi hoá rác thải.

Phương pháp ủ sinh học

Đối với các loại chất thải hữu cơ không độc hại, phương pháp ủ sinh học thường được áp dụng phổ biến. Phương pháp này được hiểu đơn giản là sử dụng nhiệt độ và độ ẩm kiểm soát để giữ cho các loại vật liệu luôn thiếu khí, từ đó tự sản sinh ra nhiệt nhờ quá trình oxi hoá sinh hoá các loại hợp chất hữu cơ.

Phương pháp ủ sinh học

Phương pháp này có ưu điểm lớn nhất đó là chi phí phát sinh rất thấp và kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, lại vì bị xáo trộn như thế nên mức độ phân huỷ lại không được đồng đều và có thể bị thoát mùi nitơ. Cần có một khoảng không gian lớn để thực hiện và đội ngũ nhân công phải đông.

Phương pháp chôn lấp

Trong các phương pháp xử lý nguyên liệu phế thải ở Việt Nam, phương pháp chôn lấp thường được áp dụng nhiều nhất do dễ thực hiện. Đây cũng là hình thức xử lý chất rắn đầu tiên và cổ xưa nhất. Chôn lấp là phương pháp tiêu huỷ sinh học có kiểm soát các thông số chất lượng môi trường như mùi, không khí, nước,… trong quá trình phân huỷ. Khi xử lý phương pháp chôn lấp, bãi rác cần phải đáp ứng được các tiêu chí như:

  • Rác phải được đầm nén.
  • Rác phải được che phủ hàng ngày bằng đất hoặc các vật liệu khác, để tránh bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.
  • Phải kiểm soát được những tác động xấu phát sinh ảnh hưởng đến cộng đồng và sức khỏe con người.
Phương pháp chôn lấp

Đối với phương pháp chôn lấp nguyên liệu phế thải, ưu điểm lớn nhất phải kể đến đó là xử lý được khối lượng rất lớn, chi phí đầu tư và chi phí xử lý rất nhỏ. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là chiếm rất nhiều diện tích, đồng thời gây ô nhiễm khu vực xử lý và thời gian phân huỷ tương đối chậm.

Phương pháp tái chế

Tái chế nguyên liệu phế thải là hình thức tối ưu nhất trong các phương pháp. Tái chế là hoạt động sử dụng lại các loại phế liệu đã được thải ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, tạo thành nguồn nguyên liệu hoặc đồ vật mới bán ra thị trường.

Phương pháp tái chế

Hầu hết các loại phế liệu đều có thể tái chế được, phổ biến nhất vẫn là các loại phế liệu đồng, inox, nhôm, nhựa, sắt,…  Dựa theo mức độ tình trạng của từng loại phế liệu mà nhiều công ty vẫn thu mua lại và tái chế. Một quy trình tái chế phế liệu cơ bản được diễn ra theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Thu mua phế liệu và phế thải tại các nhà máy, khu công nghiệp trên khắp cả nước. Sau đó thu gom và vận chuyển đến các khu xử lý.
  • Bước 2: Sau khi thu mua, các cơ sở sẽ bắt đầu phân loại phế liệu theo đặc tính, sau đó cắt nhỏ và ép thành khối để tiết kiệm diện tích.
  • Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ các loại chất thải bằng các phương pháp cơ học và hoá học khác nhau.
  • Bước 4: Sau khi làm sạch phế liệu, chúng sẽ được đun nóng ở nhiệt độ nhất định để đưa về hình dạng nguyên liệu ban đầu.
  • Bước 5: Sản xuất thành các sản phẩm mới sau đó phân phối ra thị trường.

Có thể nói, đây là phương pháp hiệu quả nhất, không những tốt cho môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống cho con người, mà còn đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp, tiết kiệm được nhiên liệu và tài nguyên cho đất nước.

Phương pháp xử lý quen thuộc của các nước phát triển – phương pháp 3R

Hiện nay ở nhiều nước phát triển như Singapore, Anh,… đang triển khai hình thức 3R.

3R dịch ra có nghĩa là:

  • Reduce: Tiết giảm lượng rác thải thông qua việc thay đổi lối sống, tiêu thụ ít tài nguyên và thải ra lượng chất thải thấp nhất.
  • Reuse: Tái sử dụng lại các sản phẩm hoặc một phần của các sản phẩm cho một mục đích khác.
  • Recycle: Tái chế lại các nguyên liệu phế thải để tạo ra một sản phẩm có ích khác.
Phương pháp 3R

Tại các nước triển khai cách xử lý nguyên liệu phế thải 3R cho thấy lợi ích vô cùng to lớn, bảo vệ môi trường hiệu quả và mang lại những lợi ích vô cùng to lớn về mặt kinh tế.

Trên đây Phế Liệu 24h đã thông tin đến cho bạn đọc cách xử lý nguyên liệu phế thải hiệu quả hiện nay. Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này. Nếu có nhu cầu thanh lý phế liệu, hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được hỗ trợ, hotline 0909.851.345.

Võ Tuấn Lộc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay

SMS

Facebook

Zalo