Giấy phế liệu tiếng Anh là gì? Đặc điểm của giấy phế liệu

Đối với nhiều người đang học hay làm việc ở nước ngoài trong lĩnh vực phế liệu, mỗi lần làm thủ tục với hải quan hoặc trao đổi thì việc biết các thuật ngữ chuyên ngành là một điều cần thiết. Trong bài viết này, Phế Liệu 24h sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin về giấy phế liệu, giấy phế liệu tiếng Anh là gì, các thuật ngữ liên quan, đặc điểm của giấy phế liệu,…. Hãy cùng tìm hiểu!

Giấy phế liệu tiếng Anh là gì? Các thuật ngữ chuyên ngành phế liệu

Giấy phế liệu nói chung là những loại giấy báo, bìa carton, giấy in,… đã qua một quá trình sử dụng. Thuật ngữ này được sử dụng trong tiếng Anh là “Scrap Paper”.

Giấy phế liệu tiếng Anh là “Scrap Paper”

Phế liệu nói chung là tổng hợp các loại vật liệu được đào thải ra sau một quá trình sản xuất hoặc sử dụng, không còn giá trị. Những loại vật liệu này sẽ được các cơ sở thu mua lại và xử lý, nhằm mục đích tái chế thành một loại vật chất khác có ích trong cuộc sống. Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực này, bạn cần am hiểu chi tiết về các thuật ngữ để dễ dàng hơn trong giao tiếp. Dưới đây là một số từ chuyên ngành phế liệu phổ biến trên thế giới.

  • Phế liệu: Scrap.
  • Phế liệu sắt thép nói chung: Steel/ Iron scrap.
  • Vật tư công trình: Construction materials.
  • Phế liệu nhôm: Aluminum scrap.
  • Phế liệu đồng đỏ: Red copper.
  • Phế liệu đồng vàng: Yellow copper.
  • Phế liệu đồng đen: Black copper.
  • Phế liệu vải: Fabric scrap.
  • Vải tồn kho: Inventory cloth.
  • Phế liệu Inox: Stainless steel scrap.
  • Phế liệu nhựa: Plastic scrap.
  • Phân loại: Classify.
  • Thanh lý hải quan: Liquidation.
  • Nhập kho: Warehousing.

Thu mua giấy phế liệu nhằm mục đích gì?

Rất nhiều người thắc mắc rằng giấy phế liệu có thể làm gì? Tại sao cần phải thu mua giấy phế liệu? Để giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc này, Phế Liệu 24h sẽ lý giải ngay dưới đây.

Tại sao cần thu gom giấy phế liệu? Giấy phế liệu là loại giấy, bìa,… đã qua sử dụng, không còn giá trị, loại giấy này nếu thải ra môi trường với số lượng lớn rất dễ gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là những loại giấy in hay giấy có mực, mực in từ trên giấy rất dễ ngấm xuống đất, lâu dần ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của con người và các loại động vật. Hơn nữa, nếu giấy phế liệu thải ra môi trường không được thu gom kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến mỹ quan nơi sinh sống, lâu dần sẽ xuất hiện các bãi rác tự phát. 

Giấy phế liệu thải ra môi trường với số lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống

Nếu không còn nhu cầu sử dụng giấy, bạn có thể thanh lý cho các cơ sở thu mua phế liệu, vừa giúp tránh ô nhiễm môi trường lại vừa có thể kiếm thêm được một khoản chi phí nho nhỏ để làm những công việc khác. So với các loại phế liệu kim loại, phế liệu giấy có mức giá thu mua nhỏ hơn khá nhiều, nhưng mức giá này cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như số lượng bán và chất lượng giấy, loại giấy,…

Thu mua phế liệu giấy để làm gì? Trong hầu hết tất cả các trường hợp, giấy phế liệu khi được thu mua về sẽ được sử dụng với mục đích tái chế thành những loại giấy mới. Vậy một quy trình tái chế giấy tiêu chuẩn diễn ra như thế nào? 

Quy trình tái chế giấy

Tái chế giấy phế liệu là một quy trình thân thiện với môi trường, nhằm mục đích tạo ra giấy tươi có thể sử dụng được. Giấy tươi là một loại giấy được tạo thành từ bột giấy, bột giấy thường được làm từ gỗ hay bông, tre, mía,… Bột giấy này khi kết hợp với nước và sợi sẽ được bơm vào thảm màn hình. Các thảm này sẽ được rung, lăn đều đặn để khô thành giấy.

Có thể thấy, gỗ là nguồn vật liệu sản xuất giấy phổ biến, nhưng ít ai biết rằng, giấy phế liệu cũng có thể tạo thành nguồn bột giấy phong phú. Quy trình tái chế giấy phế liệu sẽ được diễn ra theo các bước như dưới đây:

Quy trình tái chế giấy

Bước 1: Chọn lọc các loại giấy, yêu cầu cần giấy sạch, không lẫn tạp chất hay chất bẩn. Bởi nếu lẫn tạp chất, giấy sẽ rất khó tái chế được.

Bước 2: Thu gom giấy và vận chuyển về điểm tập kết, tại đây giấy sẽ được ép lại thành từng khuôn lớn và chuyển đến nhà máy.

Bước 3: Giấy khi chuyển đến nhà máy tái chế sẽ được cho vào một bể chứa lớn, bể chứa này bao gồm nước và các loại hoá chất chuyên dụng. Giấy phế liệu sẽ được cắt nhỏ, sau đó đánh tơi lên trong hỗn hợp để tạo độ dẻo. 

Bước 4: Tiếp đó bột giấy sẽ được chuyển đến bộ phận rãnh lọc, loại bỏ các tạp chất như nilon, băng keo nếu có. 

Bước 5: Hỗn hợp bột giấy sẽ được tẩy sạch mực bằng cách dùng các loại hoá chất như xà phòng.

Bước 6: Sau khi tách hỗn hợp, bột giấy sẽ được nhồi và làm xơ sợi lên. Sau đó dùng các loại hóa chất tẩy trắng như chlorine dioxide, hydrogen peroxide hay oxygen để giấy trở nên trắng hơn. Nếu là các loại giấy dùng làm bìa carton thì không cần bước này.

Bước 7: Sử dụng khuôn lưới xeo giấy sau đó đem phơi.

Giấy tái chế đem lại rất nhiều ưu điểm, trong số đó đáng chú ý nhất là bảo vệ tài nguyên rừng, hạn chế cây bị đem chặt lấy gỗ, từ đó hạn chế suy giảm rừng, đảm bảo tính bền vững, bảo vệ các loài động thực vật.

Trên đây, Phế Liệu 24h đã giúp các bạn giải đáp “Giấy phế liệu tiếng Anh là gì?” cũng như cung cấp thêm các thông tin bổ ích khác xung quanh giấy phế liệu. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về các loại phế liệu, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0909.851.345 để được tư vấn.

Võ Tuấn Lộc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay

SMS

Facebook

Zalo