Rác thải sinh hoạt là gì? Phân loại và cách xử lý hiệu quả

Có thể nói rác thải sinh hoạt sẽ trở thành một trong các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường bởi vì nếu mỗi hộ gia đình không biết cách phân biệt và xử lý hiệu quả. Đặc biệt đây cũng là vấn đề nan giải gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người một cách trầm trọng. Vậy bạn đã biết rõ chúng ta cần làm gì chưa? Làm như thế nào để phân chia và xử lý hiệu quả. Hãy cùng với phelieu24h đi tìm hiểu qua bài viết rác thải sinh hoạt là gì? Cách phân loại và xử lý đầy đủ ngay dưới đây nhé!

Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt chính là một loại rác thải phổ biến hiện nay mà chúng ta bắt gặp hầu hết ở khắp mọi nơi, chỉ cần có sự hiện diện của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được rác thải sinh hoạt là gì? Cụ thể đây là chất rắn đã bị loại ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày và hoạt động sản xuất của con người cũng như động vật.

Rác thải sinh hoạt là gì?

Theo đó rác thải này đã phần phát sinh từ hộ gia đình, khu thương mại, khu công cộng, khu công nghiệp, bệnh viện, ngành trồng trọt chăn nuôi, trồng trọt, khu xử lý chất thải,… Về thành phần thì tùy thuộc vào từng địa phương, loại chất thải, mùa khí hậu, điều kiện kinh tế,… khác nhau sẽ có đặc tính lý – hóa học khác nhau. Ví dụ:

  • Thành phần rác thải có thể cháy được: Hàng dệt, thực phẩm, giấy, gỗ, chất dẻo, rơm, củi, cao su, da, rơm rạ.
  • Thành phần rác thải không cháy: Kim loại sắt, kim loại phi sắt và thủy tinh
  • Thành phần chất thải sinh hoạt hỗn hợp: Không nằm ở 2 nhóm trên. Điển hình như cát, ngói, đất, gạch, đá cuội.

Phân loại rác thải sinh hoạt

Sau khi đã hiểu rõ được khái niệm rác thải sinh hoạt là gì thì liệu mọi người có thể kể tên được các loại rác thải sinh hoạt gồm những gì không? Nếu không thì nội dung tiếp theo đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn 03 loại rác thải sinh hoạt phổ biến nhất, đó là:

Rác sinh hoạt hữu cơ

Rác sinh hoạt hữu cơ là các loại rác thải dễ phân hủy, có thể tận dụng ủ phân bón compost chăm sóc cây trồng hay dùng để làm thực ăn cho gia súc gia cầm, động vật. Ví dụ phần bỏ đi của rau củ quả, cơm canh và thức ăn thừa, các loại cây – lá – hoa – cỏ con người không sử dụng nhưng chặt xén hoặc nhổ bỏ.

Rác thải sinh hoạt hữu cơ

Rác sinh hoạt vô cơ

Đây là những loại chất thải không sử dụng được nữa và đồng thời cũng không còn khả năng tái chế hay phải tốn kém nhiều chi phí và công sức để tái chế. Vậy rác thải sinh hoạt vô cơ gồm những gì? Đó là những loại vật liệu xây dựng bỏ đi hoặc qua sử dụng (gạch, sành, sứ, đa), bao bì đựng thực phẩm (bình thủy tinh vỡ, túi nilon), dụng cụ và thiết bị trong đời sống hàng ngày (đồ da, băng đĩa nhạc, đồng hồ hỏng, đồ cao su).

Rác sinh hoạt tái chế

Rác sinh hoạt tái chế khó phân hủy nhưng vẫn còn khả năng sử dụng, có thể tái chế thành các món đồ và sản phẩm mang đến lợi ích cho con người. Ví dụ như lon bia, chai nhựa, thùng carton, quần áo cũ, xô chậu vỡ, sách báo, giấy lộn.

Tác hại ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt

Như đã nói rác thải sinh hoạt sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của môi trường, sức khỏe con người và là một trong những nguyên nhân chính gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường. Sau đây là tác hại nổi bật nhất gồm:

Ảnh hưởng đến môi trường nước

Các loại chất thải sinh hoạt có ảnh hưởng đến đời sống của các loại động vật sống trong nước khiến hệ sinh thái đa dạng của biển và sông ngòi dần mất đi. Đặc biệt nước là là quốc gia có vị trí giáp biển, hệ thống sông dày đặc, có đại bộ phận người dân sống nhờ vào đánh bắt thủy hải sản hay nuôi tôm cá trong vùng nước ngọt ngày càng cạn kiệt. Xuất hiện hàng loạt cá tôm chết ở các đập do môi trường nước bị ô nhiễm.

Ảnh hưởng đến môi trường nước

Ảnh hưởng đến môi trường không khí

Ngoài ảnh hưởng đến môi trường nước thì rác thải sinh hoạt cùng chất thải công nghiệp còn là nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng ô nhiễm không khí xuất hiện. Đặc biệt quá trình xử lý đốt rác thải sinh hoạt, thải khói trực tiếp ra môi trường còn khiến không khí các khu vực này ô nhiễm trầm trọng. Ngoài ra các khu dân cư gần bãi tập kết rác cũng gặp ảnh hưởng bởi mùi hôi thối của rác chưa xử lý kịp.

Ảnh hưởng đến môi trường đất

Trong thành phần các loại rác thải có nhiều nhiều chất độc, khi chúng đưa vào môi trường mà không xử lý khoa học thì các chất độc sẽ xâm nhập vào đất làm tiêu diệt nhiều loài sinh vật có lợi cho đất như: ếch nhái, vi sinh vật, giun, động vật không xương,… Điều này cũng làm môi trường đất giảm tính đa dạng sinh học, phát sinh sâu bọ phá hoại mùa màng, cây trồng.

Chôn xuống đất gây thoái hóa đất và giảm đa dạng sinh học

Túi nilon hiện nay được dùng phổ biến trong sinh hoạt đời sống, chúng cần đến 50 – 60 năm mới phân hủy hết trong đất. Yếu tố này sẽ tạo thành bức tường ngăn cách làm hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng làm cho đất bị giảm độ phì nhiêu, bị chua và giảm sút năng suất cây trồng.

Rác thải sinh hoạt cũng là nguồn gây dịch bệnh

Những bãi rác công cộng là nguồn mang dịch bệnh. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tại đây vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại khoảng 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Đặc biệt các vi trùng gây bệnh tồn tại trong bãi như ruồi muỗi, ổ chứa chuột,…

Ngoài ra có nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người, gia súc, một vài bệnh điển hình do trung gian truyền bệnh như sốt vàng da do xoắn trùng, gián, ruồi truyền bệnh qua đường tiêu hóa, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, chuột truyền bệnh dịch hạch,…

Rác thải sinh hoạt cũng là nguồn gây dịch bệnh

Hướng xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả nhất

Để tránh được việc rác thải sinh hoạt gây ra ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe thì chúng ta nên có biện pháp xử lý rác thải một cách an toàn và hiệu quả. Sau đây Phế Liệu 24h sẽ đưa ra một số hướng xử lý được dùng nhiều nhất hiện nay.

Dùng xe thu gom rác thải sinh hoạt về địa điểm tập kết

Việc dùng xe thu gom rác thải hiện đang được nhiều địa phương, từ nông thôn đến thành phố áp dụng. Ưu điểm lớn nhất của hình thức này là tăng tính tiện lợi, thu gom rác nhanh chóng, tăng năng suất lao động, vận chuyển được một khối lượng rác thải lớn, giảm độc hại tối thiểu do rác thải gây nên. Nhược điểm là nó chỉ dừng lại tại khâu trung chuyển chứ không phải là một phương pháp xử lý triệt để được.

Dùng máy ép rác thải sinh hoạt

Đây là một cách xử lý rác thải sinh hoạt ở gia đình để giúp tiết kiệm thời gian cho các bà nội trợ vì sẽ không phải mất công mang rác đi đổ mỗi ngày và cũng tiết kiệm được kha khá khoảng không gian lưu trữ rác vì chúng được nén thành các khối nên kích thước nhỏ đi rất nhiều. Nhược điểm phương pháp này là có chi phí đắt đỏ, chỉ có tác dụng làm giảm số lượng chất thải và đặc biệt cần phải hiểu rõ nguyên lý hoạt động của máy ép thì với thực hiện được.

Dùng lò xử lý rác thải sinh hoạt

Ưu điểm nổi trội nhất của việc dùng lò xử lý là giúp lưu trữ cũng như xử lý được một lượng lớn rác thải tùy từng quy mô lò. Đổi lại nhược điểm là không dùng được cho quy mô hộ gia đình mà chỉ dành cho dịch vụ vệ sinh môi trường vì cần chi phí đầu tư lớn. Bên cạnh đó đa số các lò xử lý rác thải sinh hoạt đều dùng phương pháp nhiệt nên sẽ chỉ áp dụng dành cho chất thải có khả năng bắt cháy được mà thôi.

Dùng lò xử lý rác thải sinh thải

Chôn lấp rác thải sinh hoạt

Nói chung hầu hết những nước đang phát triển sẽ đều áp dụng cách xử lý này. Điểm mạnh lớn nhất của chôn lấp rác thải sinh hoạt chính là đơn giản, thực hiện dễ dàng, áp dụng được cả cho quy mô hộ gia đình, cộng đồng và xử lý được lượng lớn rác thải trong thời gian ngắn. Điểm hạn chế là sẽ tiêu tốn của bạn diện tích đất, nếu như hố chôn không gia cố chắc chắn thì sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước, môi trường đất khu vực chôn rác.

Ủ rác thải sinh hoạt

Phương pháp này thích hợp cho xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ có tác dụng dễ phân hủy. Do vậy mọi người cần phân tách rác trước rồi mới chuẩn bị thùng phi nhựa hay xây hầm biogas để ủ. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là giúp xử lý triệt để loại rác thải hữu cơ, tận dụng được lượng phân bón cho hoạt động trồng trọt, tiết kiệm nguồn chi phí đầu tư dành cho nông nghiệp và hạn chế lượng rác thải xả ra môi trường mỗi ngày. Còn nhược điểm là không áp dụng được với những loại rác thải khó phân hủy.

Ủ rác thải sinh hoạt

Ủ rác thải sinh hoạt bằng giun quế

Thêm một cách xử lý rác thải sinh hoạt cuối cùng là gia đình có thể sử dụng đó là dùng giun quế. Ưu điểm của ủ rác thải sinh hoạt bằng giun quế chính là thuận tiện, hợp vệ sinh và mang đến nhiều lợi ích cho người dân. Điển hình còn thể kể đến là phân giun quế đem đi bón cho cây trồng, giun quế nuôi bằng rác làm thức ăn cho cá, gà hoặc đem bán để gia tăng thu nhập. Tuy nhiên cách thức này chỉ nên áp dụng dành cho rác thải sinh hoạt hữu cơ nên bạn cần chú ý phân loại trước nhé.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về rác thải sinh hoạt là gì, cách phân loại và hướng xử lý hiệu quả. Như vậy có thể thấy việc phân loại cũng như xử lý rác thải sinh hoạt vừa mang lại lợi ích trong việc bảo vệ môi trường xung quanh lại vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho đất nước. Hơn hết nó sẽ làm giảm nguồn rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý. Nếu như bạn có lượng phế liệu lớn cần bán thì hãy liên hệ ngay với Phế Liệu 24h qua số hotline 0909 851 345 nhé!

Võ Tuấn Lộc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay

SMS

Facebook

Zalo