Nhập khẩu phế liệu chính là kết quả của quá trình hoạt động thương mại giữa các quốc gia với nhau, được đưa vào đúng mục đích mà tổ chức/cá nhân/doanh nghiệp cam kết xử lý, sản xuất công nghiệp và đặc biệt là đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện của thông tư 41 về nhập khẩu phế liệu của Bộ TN&MT. Sau đây phelieu24h sẽ cung cấp đến cho quý khách hàng chi tiết quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến các điều kiện bảo vệ môi trường đối với nhập khẩu phế liệu. Cùng tham khảo ngay nhé!
Nhập khẩu phế liệu là gì?
Nhìn chung phế liệu nhập khẩu chính là những vật liệu hay sản phẩm tồn tại ở dưới dạng vật thể, cái mà đã bị chủ sở hữu chủ động từ bỏ khai thác vì bất kỳ lý do nào khác. Tuy nhiên nó đều được lựa chọn và phân loại riêng biệt một cách thật cẩn thận để tận dụng tiếp. Sau đó được các doanh nghiệp hay cơ sở hợp pháp ở Việt Nam nhập về.
Một số loại phế liệu được Việt Nam nhập khẩu phổ biến nhất có thể kể đến chính là phế liệu nhập khẩu sắt thép, phế liệu nhập khẩu nhựa, phế liệu nhập khẩu giấy,… Đây là hình thức vừa giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường mà còn tận dụng tốt vào nhiều quy trình hay công việc khác hữu ích hơn thay vì bỏ đi.

Thông tư 41 về nhập khẩu phế liệu của Bộ TN&MT
Thông tư 41 này sẽ áp dụng với cơ quan quản lý Nhà nước, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất, nhập phế liệu thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất, nhận ủy thác nhập khẩu cho cá nhân, tổ chức dùng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất.
Thẩm quyền cấp, thu hồi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là Giấy xác nhận) đối với các trường hợp sau:
a. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có khối lượng phế liệu nhập khẩu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b. Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường) cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu nguyên liệu sản xuất

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Một (01) văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảy (07) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;
d) Một (01) trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (nếu có); Giấy chứng nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
đ) Một (01) trong các văn bản sau: Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án; Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương (nếu có);
e) Hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh);
g) Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ của cơ sở (trường hợp báo cáo không có kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu thì phải bổ sung);
h) Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Một (01) văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảy (07) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3c ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Các hồ sơ quy định tại các điểm c, d, đ, e, g Khoản 1 Điều này trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu có kho bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu theo quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP;
d) Các hợp đồng nguyên tắc ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp Giấy xác nhận;
đ) Giấy xác nhận còn hiệu lực của các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
e) Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư này.
Trình tự và thủ tục cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 55 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP lập hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư này (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền).
– Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem chi tiết.
Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!
2. Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc có văn bản thông báo gửi tổ chức, cá nhân để hoàn thiện.
3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này và tiến hành kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; trường hợp cần thiết, tiến hành lấy mẫu, phân tích, tham vấn các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thành viên đoàn kiểm tra có ý kiến nhận xét theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Kết quả kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường được thể hiện bằng biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan có thẩm quyền không tổ chức đoàn kiểm tra đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất không có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy xác nhận; trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, điều kiện về bảo vệ môi trường theo yêu cầu.
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu của văn bản thông báo và hoàn thiện, gửi lại hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan có thẩm quyền xem xét; trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra lại các điều kiện về bảo vệ môi trường và xem xét, cấp Giấy xác nhận. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không phải nộp báo cáo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 4 Thông tư này trong trường hợp phế liệu lần đầu tiên được đề nghị nhập khẩu và công trình, thiết bị sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu đề nghị nhập khẩu chưa đi vào vận hành tại thời điểm đề nghị cấp Giấy xác nhận. Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận, tổ chức, cá nhân phải nộp bổ sung báo cáo kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu cho cơ quan có thẩm quyền; trường hợp cần thiết, cơ quan cấp Giấy xác nhận tổ chức kiểm tra thực tế, lấy mẫu phân tích; trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy xác nhận theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sử dụng có thay đổi về chủng loại, tăng khối lượng phế liệu nhập khẩu hoặc trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu có thay đổi về tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu thì thực hiện thủ tục cấp, cấp lại Giấy xác nhận theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.
8. Thời hạn cấp Giấy xác nhận:
a) Thời hạn cấp Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường là bốn mươi (40) ngày làm việc;
b) Thời hạn cấp Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là ba mươi (30) ngày làm việc;
c) Thời hạn quy định tại điểm a, b Khoản này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 5 Điều này.
Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Giấy xác nhận quy định rõ loại phế liệu, mã HS và tổng khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn Giấy xác nhận, các điều kiện về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
2. Trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này, Giấy xác nhận quy định thêm khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận, đảm bảo vừa đủ để cơ sở vận hành công trình, thiết bị sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu.
3. Giấy xác nhận có thời hạn hai (02) năm kể từ ngày cấp và theo mẫu quy định tại Phụ lục 8a, 8b ban hành kèm theo Thông tư này.
– Khoản 3 Điều 6 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT
Cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Việc cấp lại Giấy xác nhận được thực hiện trong trường hợp Giấy xác nhận hết thời hạn hoặc Giấy xác nhận bị mất, bị hư hỏng.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn của tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm:
a) Một (01) văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2b ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Ba (03) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ gần nhất của cơ sở, nhưng không quá sáu (06) tháng trước ngày cơ sở đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn của tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm:
a) Một (01) văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2b ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Ba (03) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3c ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận trước ngày Giấy xác nhận hết hạn thì trình tự, thủ tục cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận sau ngày Giấy xác nhận hết hạn thì trình tự, thủ tục thực hiện như quy định tại Điều 5 Thông tư này.
6. Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn:
a) Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường là hai mươi lăm (25) ngày làm việc;
b) Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền cấp của Sở Tài nguyên và Môi trường là hai mươi (20) ngày làm việc;
c) Thời hạn quy định tại điểm a, b Khoản này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
7. Trường hợp Giấy xác nhận bị mất hoặc hư hỏng, tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2c ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại Giấy xác nhận. Thời hạn cấp lại Giấy xác nhận là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân.
Thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu

1. Việc thu hồi Giấy xác nhận được thực hiện trong các trường hợp:
a) Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc quy định trong Giấy xác nhận đến mức độ phải thu hồi theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu sau thời hạn một (01) năm kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận mà không tiến hành việc nhập khẩu trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chấm dứt hoạt động về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc phá sản, giải thể.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ban hành quyết định thu hồi Giấy xác nhận do mình cấp, trong đó nêu rõ tên tổ chức, cá nhân bị thu hồi, căn cứ, lý do thu hồi.
Hy vọng những quy định về thủ tục trong thông tư 41 về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT đã giúp đáp ứng đầy đủ thắc mắc đang tìm kiếm. Qua đó hiểu rõ hơn về luật để giải quyết công việc một cách an toàn và chính xác nhất. Mọi thắc mắc cần tư vấn hay giải đáp, hãy liên hệ với Phế liệu 24h qua số hotline 0909 851 345 nhé!